BẢNG GIÁ BỘ HÓA CHẤT PHA DUNG DỊCH THỦY CANH
STT | Tên Chất | SL/Kg | Giá/Kg | ĐVT | Thành tiền |
1 | KH2PO4 | 0.5 | 166,000 | Chai 500g | 83,000 |
2 | H3BO3 | 0.5 | 150,000 | Chai 500g | 75,000 |
3 | MnCl·H2O | 0.5 | 228,000 | Chai 500g | 114,000 |
4 | ZnSO4·7H2O | 0.5 | 136,000 | Chai 500g | 68,000 |
5 | Na2MoO4·2H2O | 0.1 | 2,500,000 | Gói 100g | 250,000 |
6 | CuSO4·5H2O | 0.5 | 200,000 | Chai 500g | 100,000 |
7 | FeSO4.7H20 | 0.5 | 110,000 | Chai 500g | 55,000 |
8 | Na-EDTA.2H20 | 0.25 | 380,000 | Chai 250g | 95,000 |
9 | MgSO4.6H2O | 0.5 | 120,000 | Chai 500g | 60,000 |
10 | KNO3 | 0.5 | 400,000 | Chai 500g | 200,000 |
11 | Ca(NO3)2.4H2O | 0.5 | 280,000 | Chai 500g | 140,000 |
TỔNG CỘNG | 1,240,000.0 |
CÔNG THỨC PHA DUNG DỊCH THỦY CANH
Theo công thức dung dịch dinh dưỡng bao gồm các chất như sau:
A. BÌNH A:
1. Ca(NO3)2·4H2O = 54,280 gram pha vào 1 lít nước.
B. BÌNH B: (Pha chung 8 chất theo trọng lượng bảng dưới vào 1 lít nước.)
2. MgSO4·7H2O 24,600 gram
3. KH2PO4 6,800 gram
4. KNO3 25,250 gram
5. H3BO3 1,430 gram
6. MnCl2·4H2O 0,910 gram
7. ZnSO4·7H2O 0,110 gram
8. Na2MoO4·2H2O 0,045 gram (có thể thay thế bằng (NH4)6Mo7O24.4H2O)
9. CuSO4·5H2O 0,045 gram
C. BÌNH C: (Chỉ có 2 chất, pha xong ta được Sắt liên kết gốc hữu cơ hay còn kêu tên nó là Fe-EDTA. Pha đúng thì nó mang màu trà thì cây mới xơi)
10. FeSO4.7H20 2,780 gram pha vào 450ml nước sôi, dung dịch như trà đá loãng.
11. Na-EDTA.2H20 3,730 gram pha vào 450ml nước sôi, dung dịch trong vắt.
Đổ dung dịch trong vắt (EDTA) vào dung dịch trà lợt (FeSO4), vừa đổ vừa quậy.
Pha xong, dung dịch Fe-EDTA vàng hơn chút nhưng vẫn trong veo và không kết tủa là OK.
Thêm 100ml nước sôi vào là ta được 1 lít dung dịch cốt Fe-EDTA ở nồng độ 1x100.
Cách sử dụng:
Vì các bình A,B,C được pha theo tỷ lệ 1/100 nên khi sử dụng ta làm như sau:
Ví dụ muốn có 10 lit dung dịch trồng cây:
Ta lấy một bình lớn chứa khoảng 9,5 lít nước, Lần lượt lấy 100ml dung dịch trong bình C hòa tan trong bình lớn, kế tiếp lấy 100ml dung dịch từ bình B hòa tan hết trong bình và sau cùng 100ml dung dịch từ bình A hòa tan trong bình lớn. Sau cùng ta thêm nước vào bình cho đủ 10lit nước là có thể sử dụng cho việc trồng cây bằng thủy canh.
Các bạn cũng cần trang bị thêm đồ nghề :
Số hiện trên cây đo (545 ppm) chính là liều tốt nhất cho cây ăn lá. Để dễ hiểu, tôi ví nó như độ mặn trong tô canh ta ăn hàng ngày vậy.
Nếu số đo này từ 1500 ppm trở lên có nghĩa là quá mặn. Cây rau ăn vào bị khát nước liền, chắc chắn sẽ chết rũ vì khát nước, trái lại phần lớn cây ăn trái lại thích dung dịch 1500~2000ppm.
Nước thủy cục chưa đun nấu gì ta đo được ở đầu ống khoảng 50 ppm cho tới 110 ppm. Dung dịch cho cây mà đo thấy ở mức 150 ppm là nhạt lắm. Vô duyên như húp canh không muối. Thiếu muối cây suy dinh dưỡng như con người thiếu muối, ắt mắc bệnh phù thũng, bướu cổ rồi lìa đời.
Người ưa lạt, kẻ thích mặn nhưng sự khác biệt không lớn. Cây cũng vậy, rau này thích 700 ppm, rau kia thích 350 ppm. Bởi lẽ đó 550 ppm là tốt chung cho mọi loài rau lá mỏng rễ chùm bạn nhé.
Nhúng giấy quỳ vào nước thủy cục rồi so với bảng màu chuẩn in trên bìa tệp giấy quỳ, ta thấy nó giống màu số 7. Đây là nước trung tính. Nôm na gọi là không chua không nồng (không có tính axit cũng chẳng mang tính kiềm). Nước chanh ta uống có vị chua bởi nó có tính axit, nếu nhúng giấy quỳ vào ly đá chanh ta sẽ thấy ngả sang màu nâu, ứng với thang pH=3. Cây thích dung dịch "chua" có tính axit nhưng chỉ trong khoảng 5.5 tới 6.5. Nó kém chịu chua hơn chúng ta! Bởi vậy bạn duy trì dung dịch thủy canh ở mức pH=6.2 là tốt nhất.